Tư vấn luật số1 Tư vấn luật số1
0466588555
Tư vấn luật Tư vấn luật
Đường dây nóng Đường dây nóng
0466588555
Hỗ trợ quản trị Hỗ trợ quản trị
Văn phòng Văn phòng
0439780507
lo
Banner trai 01
Banner trai 02
Banner trai 03
Khách online: 158
Lượt khách: 3,515,125
Tìm kiếm tin tức

Quy trình thủ tục rà soát, hệ thống hoá văn bản

Có thể khẳng định nhu cầu đối với công tác rà soát, hệ thống hoá văn bản được phát sinh trên cơ sở soạn thảo văn bản và triển khai thực hiện văn bản, đôi khi nhu cầu cũng phát sinh từ chức năng, nhiệm vụ của Bộ Tài chính được quy định trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
1. Văn bản liên quan: Quyết định 2454/QĐ-BTC ngày

2. Quy trình thực hiện


Bước 1: Xác định nhu cầu

Gắn với công tác soạn thảo, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về tài chính, việc triển khai thực hiện các văn bản đó cũng được đặt ra với những yêu cầu khắt khe về tính khả thi (Phù hợp với văn bản của cơ quan cấp trên, phù hợp với thực tiễn…) cũng như việc thực hiện phổ biến, tuyên truyền văn bản đến các đối tượng thi hành và đặc biệt là phải đối mặt những thay đổi trong “hệ thống” văn bản như (i) các văn bản bị thay thế hoặc bổ sung, sửa đổi sẽ dẫn đến trật tự các văn bản được sắp xếp có thay đổi (ii) việc xác định hiệu lực của văn bản sẽ gặp khó khăn vì hiệu lực các văn bản mới được ban hành phụ thuộc vào việc đăng công báo và (iii) mối liên quan với văn bản khác (khi văn bản có những quy phạm việc dẫn quy định tại văn bản khác để thực hiện). Như vậy, có thể khẳng định nhu cầu về rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật để phục vụ những công việc trên là rất cần thiết . Vì vậy, có thể khẳng định nhu cầu đối với công tác rà soát, hệ thống hoá văn bản được phát sinh trên cơ sở soạn thảo văn bản và triển khai thực hiện văn bản, đôi khi nhu cầu cũng phát sinh từ chức năng, nhiệm vụ của Bộ Tài chính được quy định trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Trên cơ sở đó, việc xác định nhu cầu tiến hành rà soát và hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật được căn cứ vào: (i) Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ; (ii) yêu cầu quản lý; (iii) do chuyên viên theo dõi công tác rà soát, hệ thống hía văn bản quy phạm pháp luật của Vụ Pháp chế và chuyên viên các đơn vị đề xuất.

Tuy nhiên, các nhu cầu về rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Tài chính phải được tổng hợp, đánh giá để xác định rõ mục đích cũng như phạm vi rà soát, hệ thống hoá và đặc biệt là phải có “giá trị pháp lý” thì mới có thể thực hiện được. Vì vậy, các nhu cầu về rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật về tài chính thường do người có thẩm quyền trong Bộ thực hiện như (i) Lãnh đạo Bộ Tài chính và (ii) Vụ trưởng Vụ Pháp chế hoặc (iii) Thủ trưởng các đơn vị có liên quan trên cơ sở tập hợp nhu cầu của các cán bộ, công chức.

Bước 2. Lập kế hoạch rà soát, hệ thống hoá

a) Căn cứ lập kế hoạch: Căn cứ trên nhu cầu hoặc yêu cầu xây dựng một văn bản quy phạm pháp luật mới hoặc sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật, chuyên viên theo dõi theo lĩnh vực của đơn vị có trách nhiệm lập kế hoạch rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật do đơn vị chủ trì soạn thảo trình lãnh đạo đơn vị và gửi tới các đơn vị khác để phối hợp thực hiện. Vụ Pháp chế là đầu mối rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Tài chính, thực hiện lập kế hoạch rà soát tổng thể các văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Tài chính hoặc thực hiện theo yêu cầu của Bộ.

b) Việc rà soát và hệ thống hoá có thể được thực hiện định kỳ hoặc đột xuất theo từng chuyên đề đối với từng công việc phát sinh hoặc yêu cầu của Lãnh đạo Bộ;

c) Nội dung của Kế hoạch phải thể hiện được:

- Mục đích của việc rà soát, hệ thống hoá;
- Phạm vi rà soát, hệ thống hoá;
- Phương thức tổ chức thực hiện rà soát, hệ thống hoá;
- Đơn vị chủ trì, đơn vị phối hợp, thời gian thực hiện;
- Kinh phí thực hiện.

d) Gửi lấy ý kiến: Trường hợp kế hoạch rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật do Vụ Pháp chế lập phải được gửi lấy ý kiến các đơn vị có liên quan; trường hợp kế hoạch do các đơn vị thuộc Bộ lập ngoài việc gửi lấy ý kiến các đơn vị có liên quan thì bắt buộc phải gửi lấy ý kiến của Vụ Pháp chế.

Bước 3. Phê duyệt kế hoạch rà soát, hệ thống hoá

Tùy từng trường hợp cụ thể, kế hoạch rà soát, hệ thống hoá sẽ do Lãnh đạo Bộ hoặc Vụ trưởng Vụ Pháp chế hoặc Thủ trưởng các đơn vị phê duyệt để làm căn cứ cho việc triển khai thực hiện.

Trường hợp kế hoạch được phê duyệt bởi Lãnh đạo Vụ Pháp chế hoặc Lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ, Hồ sơ phải gồm:

- Dự thảo kế hoạch;
- Ý kiến tham gia của các đơn vị.

Trường hợp kế hoạch được phê duyệt bởi Lãnh đạo Bộ, Hồ sơ trình Bộ gồm:

- Tờ trình Bộ của đơn vị chủ trì xây dựng kế hoạch;
- Dự thảo kế hoạch;
- Ý kiến tham gia của các đơn vị và Bản tổng hợp ý kiến.

Bước 4: Tập hợp, phân loại văn bản

a) Yêu cầu của việc tập hợp văn bản

- Thu thập đúng những văn bản quy phạm pháp luật cần rà soát, hệ thống hoá;
- Không để sót văn bản hoặc để sót các quy phạm pháp luật trong từng văn bản;
- Tập hợp các văn bản, các quy phạm pháp luật theo những tiêu chí đã xác định.

b) Cách thức thu thập và tập hợp văn bản

- Việc thu thập và tập hợp văn bản cần tiến hành trên cơ sở nguồn chính thức của văn bản quy phạm pháp luật và các nguồn khác.

- Nguồn chính thức gồm:

+ Văn bản ở bộ phận lưu trữ của cơ quan ban hành;
+ Công báo, Phụ lục Công báo của Chính phủ đã đăng văn bản quy phạm pháp luật;
+ Các văn bản lưu giữ ở Cơ sở dữ liệu Việt Nam, các đĩa CD do Văn phòng Quốc hội phát hành về danh mục văn bản quy phạm pháp luật từ năm 1945 đến thời điểm rà soát, hệ thống hoá.
+ Bản gốc (bản chính) ở bộ phận lưu trữ của các cơ quan, tổ chức có liên quan đến việc thực hiện các văn bản đó.
+ Văn bản lưu giữ trên hệ cơ sở dữ liệu văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Tài chính, trên mạng tin học diện rộng của Chính phủ, mạng của Bộ Tư pháp và các cơ quan khác.

- Các nguồn khác bao gồm:

+ Văn bản trong các ấn phẩm như Tập hệ thống hoá luật lệ của các bộ, ngành ở Trung ương;
+ Văn bản dưới dạng ấn phẩm do Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia ấn hành;
+ Văn bản đăng trên báo chí ở Trung ương và địa phương.

c) Phân loại văn bản

- Việc phân loại văn bản phải dựa vào các tiêu chí sau:

+ Theo lĩnh vực (ngành) mà pháp luật điều chỉnh (còn gọi là phân loại theo chuyên đề);
+  Theo thứ bậc hiệu lực của văn bản;
+  Theo trình tự thời gian ban hành;
+  Theo thứ tự Alfabet trong bảng chữ cái tiếng Việt.

- Đối với các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập cũng cần sắp xếp theo trình tự và các loại vấn đề theo tiêu chí lĩnh vực (ngành) mà pháp luật điều chỉnh, hoặc cũng có thể phân chia theo hình thức văn bản như: hiệp ước, hiệp định, công ước, nghị định thư...trong đó cần sắp xếp theo thời điểm ký kết hay thời điểm phê chuẩn.

Bước 5: Kiểm tra văn bản

Khi đối chiếu, so sánh văn bản phải tiến hành phân tích một cách tỷ mỉ, so sánh, đối chiếu từng quy phạm, từng văn bản với những quy định mới nhất, chuẩn mực nhất định để xem xét xác định hiệu lực của chúng, cụ thể:

a) Xem xét căn cứ pháp lý để ban hành văn bản;
b) Xem tính hợp hiến, hợp pháp;
c) Xem tính thống nhất, đồng bộ của văn bản;
d) Xem tính phù hợp với thực tiễn;
e) Xem hiệu lực của văn bản;
g) Nhận biết các dạng khiếm khuyết của văn bản.

Bước 6. Lấy ý kiến các đơn vị trong và ngoài Bộ có liên quan

a. Tổ chức lấy ý kiến:

Tổ chức lấy ý kiến của các đơn vị trong và ngoài bộ là một khâu quan trọng nhằm hoàn thiện kết quả rà soát, hệ thống hoá vì một văn bản có phạm vi rộng sẽ có liên quan đến nhiều đối tượng, nhiều ngành, lĩnh vực nên cần lấy ý kiến để đảm bảo chặt chẽ về pháp lỹ cũng như tránh sót việc. Trên thực tế, việc lấy ý kiến về dự thảo kết quả rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật chủ yếu được thực hiện bằng các hình thức sau: Công văn yêu cầu đóng góp ý kiến; tổ chức họp góp ý; Đề nghị sửa trực tiếp vào dự thảo; gửi phiếu hỏi ý kiến. Trong số các hình thức này, phổ biến nhất là việc tổ chức họp và công văn đề nghị cho ý kiến.

Ngoài hai hình thức phổ biến nêu trên, có nhiều trường hợp tổ chức lấy ý kiến bădng hình thức gửi dự thảo và đề nghị góp ý bằng cách sửa trực tiếp vào dự thảo. Thực chất việc tham gia ý kiến nay cũung được coi như một dạng công văn tham gia ý kiến nhưng thay vì việc trả lời bằng văn bản, người được hỏi ý kiến chỉ ghi nhận xét và sửa trực tiếp vào kết quả rà soát, hệ thống hoá trong dự thảo.

b. Tổng hợp ý kiến và xử lý ý kiến tham gia

Sau khi nhận được các ý kiến tham gia, việc xử lý ý kiến đóng góp được tiến hành như sau: Trước hết, ý kiến được tập hợp, sau đó được xử lý trong kết quả rà soát, hệ thống hoá. Trong một số trường hợp, có khâu giải trình về việc tiếp thu ý kiến, trong quá trình này, đơn vị chủ trì có vai trò nhất định, phải giải trình cụ thể với Lãnh đạo Bộ và cho ý kiến cuối cùng về những vấn đề còn có ý kiến khác nhau, đặc biệt trong việc huỷ bỏ, bãi bó, đình chỉ văn bản hoặc sửa đổi, bổ sung văn bản.

Các ý kiến đóng góp có thể được tập hợp thành hồ sơ hoặc có thể được phân loại theo nhóm vấn đề hoặc theo từng lĩnh vực trong kết quả rà soát, hệ thống hoá. Trong trường hợp việc lấy ý kiến được tổ chức bằng hình thức họp, các ý kiến đóng góp được tập hợp dưới dạng biên bản. Tuy nhiên, không phải kết quả cuộc họp lấy ý kiến nào cũng được ghi nhận bằng văn bản. Các ý kiến phải được tập hợp bằng cách xây dựng bản tổng hợp ý kiến.

Bước 7. Xử lý kết quả rà soát, hệ thống hoá

Do tính chất của công tác rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật nhằm phục vụ cho công tác soạn thảo cũng như việc triển khai thực hiện văn bản quy phạm pháp luật nên tại Điều 29 Quyết định 2454/QĐ-BTC đã quy định như sau: Căn cứ kết quả rà soát hệ thống hoá văn bản thường xuyên tại đơn vị, nếu phát hiện văn bản trái pháp luật, không phù hợp với tình hình thực tiễn thì thủ trưởng các đơn vị phải kịp thời trình Bộ để có quyết định đình chỉ thi hành hoặc kiến nghị các cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền đình chỉ thi hành, sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ, huỷ bỏ văn bản quy phạm pháp luật. Cụ thể thực hiện như sau:

a. Các giải pháp xử lý

- Tập hợp các văn bản đã hết hiệu lực thi hành, trình Bộ ra Quyết định công bố.

- Đình chỉ thi hành: Các văn bản có nội dung trái pháp luật.

- Bãi bỏ: Căn cứ để bãi bỏ là sự không phù hợp của văn bản - có quy định sơ hở hoặc lạc hậu, không phù hợp với tính hình kinh tế - xã hội hay văn bản đó không cần thiết trong đời sống. Trong trường hợp nếu có sơ hở không đáng kể thì có thể sửa đổi, bổ sung.

- Huỷ bỏ: Các văn bản có nội dung trái pháp luật.

- Sửa đổi, bổ sung văn bản mâu thuẫn, chồng chéo là các văn bản của nhiều cơ quan hoặc của một cơ quan quy định khác nhau về cùng một vấn đề hoặc một nhóm vấn đề, hoặc một quy định được nhắc đi nhắc lại ở nhiều văn bản hay các văn bản ban hành đúng pháp luật nhưng giải quyết vấn đề không triệt để, sơ hở, nửa vời hoặc lạc hậu dẫn đến hiểu và áp dụng không thống nhất.

- Ban hành văn bản quy phạm pháp luật mới trong các trường hợp:

+ Vấn đề thực tiễn đòi hỏi phải có pháp luật điều chỉnh nhưng chưa có văn bản nào điều chỉnh. hoặc,

+ Hợp nhất các quy phạm theo lĩnh vực điều chỉnh từ các quy phạm trong các văn bản được ban hành dưới hình thức không phải là văn bản quy phạm pháp luật.

b. Thực hiện xử lý kết quả rà soát, hệ thống hoá:

- Lập danh mục đầy đủ và lập danh mục “văn bản hết hiệu lực”, căn cứ vào Điều 78 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 1996, theo đó văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực bao gồm:

+ Văn bản hết thời hạn được quy định ngay trong văn bản đó.
+ Văn bản được thay thế bằng văn bản mới của chính cơ quan nhà nước đã ban hành văn bản cũ.
+ Văn bản được bãi bỏ bằng một văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Ban hành văn bản thay thế được áp dụng đối với văn bản quy phạm pháp luật không có vi phạm nào nhưng không còn phù hợp với thực tế và cần phải thay nó để điều chỉnh lĩnh vực nhất định. Thẩm quyền thay thế văn bản quy phạm pháp luật chỉ thuộc về cơ quan đã ban hành văn bản quy phạm pháp luật đó.

- Các văn bản quy phạm pháp luật bị bãi bỏ, thay thế đều bị hết hiệu lực kể từ thời điểm văn bản quy phạm pháp luật mới có hiệu lực.

- Đình chỉ thi hành được áp dụng đối với văn bản quy phạm pháp luật  trong 03 trường hợp:

+ Thứ nhất, là biện pháp bổ sung được sử dụng kèm theo việc bãi bỏ, thay thế văn bản quy phạm pháp luật.

+ Thứ hai, là biện pháp độc lập được áp dụng để chấm dứt hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật.

+ Thứ ba, là biện pháp độc lập được áp dụng để tạm dừng hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật, chờ cấp có thẩm quyền xử lý (trường hợp này giống như tạm đình chỉ).

- Bãi bỏ được áp dụng trong trường hợp nội dung văn bản có quy định sơ hở hoặc lạc hậu, không phù hợp với tính hình kinh tế - xã hội hay văn bản đó không cần thiết trong đời sống hặc nội dung của văn bản trái với nội dung của văn bản mới được ban hành là cơ sở pháp lý của văn bản được kiểm tra mà không thuộc trường hợp cần đề xuất sửa đổi.

- Huỷ bỏ được áp dụng trong trường hợp một phần hoặc toàn bộ văn bản được ban hành trái thẩm quyền về hình thức, thẩm quyền về nội dung hoặc không phù hợp với quy định của pháp luật ngay thời điểm ban hành văn bản đó.
 
- Sửa đổi, bổ sung được áp dụng đối với văn bản quy phạm pháp luật khi tính chất và mức độ khiếm khuyết của văn bản là rất nhỏ. Khi đó, văn bản quy phạm pháp luật vẫn còn hiệu lực nhưng hiệu quả áp dụng văn bản đó không có do nội dung, hình thức không hoàn chỉnh. Tóm lại, sửa đổi, bổ sung văn bản là việc loại bỏ những quy định hiện hành không phù hợp, bổ sung những quy định mới để “pháp luật hoá” sự năng động của thực tiễn đồng thời loại bỏ những quy định “vượt rào” của pháp luật.

Bước 8. Phê duyệt kết quả rà soát, hệ thống hoá

Trên cơ sở xử lý kết quả rà soát và hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật do đơn vị chủ trì rà soát tổng hợp trình, Lãnh đạo Bộ xem xét ký duyệt kết quả hoặc ký văn bản công bố kết quả rà soát.

Bước 9. Công bố kết quả rà soát, hệ thống hoá

a. Lập các danh mục văn bản:

- Văn bản đã hết hiệu lực thi hành (để ban hành Quyết định công bố).
- Văn bản cần sửa đổi, bổ sung.
- Văn bản huỷ bỏ, bãi bỏ, đình chỉ thi hành.
- Văn bản cần phải ban hành văn bản mới thay thế.

b. Lập danh mục các văn bản được hệ thống hoá theo từng nhóm chuyên đề.

c. Tin học hoá kết quả rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật, theo đó cập nhật kết quả vào hệ cơ sở dữ liệu văn bản quy phạm pháp luật của Bộ trên Trang điểm tử và Website của Bộ.

d. Gửi kết quả rà soát, hệ thống hoá cho các Bộ, ngành, địa phương, đồng thời gửi đăng Công báo của Trung ương.

 

 
(Nguồn: moj.gov.vn)
CÁC TIN KHÁC:
Thủ tục đăng công báo (3/7/2012)
Một số mô hình hoạt động trợ giúp pháp lý (30/6/2012)
Kinh nghiệm hoà giải ở cơ sở trong trợ giúp pháp lý (30/6/2012)
Trợ giúp pháp lý – Một hình thức phổ biến giáo dục pháp luật thiết thực (30/6/2012)
Nghiệp vụ Thanh tra chuyên ngành về lĩnh vực bán đấu giá tài sản (23/6/2012)
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Luật sư (23/6/2012)
Ba vấn đề cần cảnh báo trong việc công chứng hợp đồng ủy quyền (23/6/2012)
Về việc đăng ký khai tử (22/6/2012)
Thủ tục đăng ký kết hôn (22/6/2012)
Thủ tục đăng ký khai sinh (22/6/2012)
Nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực đăng ký và quản lý hộ tịch trong nước (22/6/2012)
Thủ tục giữ quốc tịch cho Việt kiều (22/6/2012)
Phương thức tổ chức một số hình thức tuyên truyền miệng pháp luật (13/3/2012)
Kỹ năng tuyên truyền miệng về pháp luật (13/3/2012)
Chuyên đề kỹ năng tuyên truyền pháp luật (13/3/2012)
Tuyên truyền pháp luật cho người nghèo
Hội nghị tuyên truyền pháp luật cho Hội người khuyết tật
Tập huấn Bộ luật Hình sự năm 2015
Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 8/2017
Tập huấn Luật trợ giúp pháp lý năm 2017 cho Hội viên
phai
phai 3
toaan
 
© 2011 - 2012 HỘI BẢO TRỢ TƯ PHÁP CHO NGƯỜI NGHÈO TP. HÀ NỘI
Địa chỉ: Tầng 2, số 170 Quán Thánh, quận Ba Đình, Hà Nội.Chịu trách nhiệm nội dung: Hoàng Văn Giang - Tổng Thư Ký Hội - Hotline: 0466588555
Điện thoại: 0439780507- 0466588555 - Fax: 0439780507 - Email: baotrotuphaphn@gmail.com/ tuvanplso1@gmail.com
Thiết kế và lưu trữ bởi TTC Design