Tư vấn luật số1 Tư vấn luật số1
0466588555
Tư vấn luật Tư vấn luật
Đường dây nóng Đường dây nóng
0466588555
Hỗ trợ quản trị Hỗ trợ quản trị
Văn phòng Văn phòng
0439780507
lo
Banner trai 01
Banner trai 02
Banner trai 03
Khách online: 165
Lượt khách: 3,515,125
Tìm kiếm tin tức

Chuyên đề kỹ năng tuyên truyền pháp luật

Có 10 hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật thông dụng nhất hiện nay. Mỗi hình thức có đặc trưng riêng cần vận dụng một cách phù hợp để đạt hiệu quả.
1. Phổ biến, giáo dục pháp luật trựctiếp (Tuyên truyền miệng về pháp luật)
Đặc trưng chính là dùng lời nói trực tiếp truyền đạt nội dung pháp luật cho người nghe.

2. Phổ biến, giáo dục pháp luật trên các loại hình báo chí và qua mạng lưới truyền thanh cơ sở.
Đặc trưng chính là sử dụng báo nói, báo viết, báo hình để truyền bá nội dung cần phổ biến.

3. Biên soạn và phát hành các loại tài liệu phổ biến, giáo dục pháp luật
Đặc trưng chính là dùng các ấn phẩm để truyền bá nội dung cần phổ biến.

4. Giáo dục pháp luật trong nhà trường
Đặc trưng chính là truyền đạt nội dung pháp luật thông qua các phương pháp sư phạm.

5. Tổ chức các hình thức thi tìm hiểu pháp luật
Đặc trưng chính là vận động, khuyến khích đối tượng tìm hiểu pháp luật thông qua thi thố tài năng.

6. Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua sinh hoạt của các câu lạc bộ pháp luật
Đặc trưng chính là đối tượng của phổ biến giáo dục pháp luật đồng thời cũng chính là chủ thể của phổ biến giáo dục pháp luật, ở đó mỗi thành viên phát huy tính nhận thức tích cực của mình trao đổi, tranh luận... để mở rộng kiến thức pháp luật của mình.

7. Xây dựng, quản lý và khai thác tủ sách pháp luật
Đặc trưng chính là trực tiếp cung cấp tài liệu, thông tin pháp luật cho đối tượng.

8. Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua hoạt động tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý
Đặc trưng chính là thông qua việc cung cấp dịch vụ pháp lý, giải đáp pháp luật, hướng dẫn thân chủ ứng xử đúng pháp luật để thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của thân chủ mà nâng cao hiểu biết pháp luật cho họ.

9. Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua hoạt động hòa giải ở cơ sở
Đặc trưng chính là thông qua việc giới thiệu văn bản phân tích, hướng dẫn để các bên tranh chấp hiểu văn bản, tựđối chiếu với hành vi của mình và hành vi của phía bên kia để thấy rõ cái đúng, cái sai của cả hai bên, giúp các bên nhận thức pháp luật sâu sắc hơn.

10. Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua các loại hình văn hoá, văn nghệ, đặc biệt là các loại hình sinh hoạt văn hoá truyền thống

Đặc trưng chính là khai thác nghệ thuật biểu đạt của một loại hình văn hoá, văn nghệ để đưa pháp luật tới nhân dân.
(Nguồn: ST)
CÁC TIN KHÁC:
Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (13/3/2012)
Người được trợ giúp pháp lý (30/9/2011)
Thủ tục đăng ký việc giám hộ có yếu tố nước ngoài (13/9/2011)
Thủ tục ghi chú kết hôn (13/9/2011)
HỒ SƠ THỦ TỤC KẾT HÔN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI (13/9/2011)
Thủ tục ghi chú việc sinh (13/9/2011)
Thủ tục nhận nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài (13/9/2011)
THỦ TỤC ĐĂNG KÝ LẠI VIỆC KẾT HÔN - YTNN (13/9/2011)
Thủ tục đăng kí khai tử (13/9/2011)
Hướng dẫn cấp lại bản chính giấy khai sinh (13/9/2011)
Tuyên truyền pháp luật cho người nghèo
Hội nghị tuyên truyền pháp luật cho Hội người khuyết tật
Tập huấn Bộ luật Hình sự năm 2015
Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 8/2017
Tập huấn Luật trợ giúp pháp lý năm 2017 cho Hội viên
phai
phai 3
toaan
 
© 2011 - 2012 HỘI BẢO TRỢ TƯ PHÁP CHO NGƯỜI NGHÈO TP. HÀ NỘI
Địa chỉ: Tầng 2, số 170 Quán Thánh, quận Ba Đình, Hà Nội.Chịu trách nhiệm nội dung: Hoàng Văn Giang - Tổng Thư Ký Hội - Hotline: 0466588555
Điện thoại: 0439780507- 0466588555 - Fax: 0439780507 - Email: baotrotuphaphn@gmail.com/ tuvanplso1@gmail.com
Thiết kế và lưu trữ bởi TTC Design