Tư vấn luật số1 Tư vấn luật số1
0466588555
Tư vấn luật Tư vấn luật
Đường dây nóng Đường dây nóng
0466588555
Hỗ trợ quản trị Hỗ trợ quản trị
Văn phòng Văn phòng
0439780507
lo
Banner trai 01
Banner trai 02
Banner trai 03
Khách online: 164
Lượt khách: 3,515,125
Tìm kiếm tin tức

Kinh nghiệm hoà giải ở cơ sở trong trợ giúp pháp lý

Một thực tế hiện nay, dù trình độ dân trí đã từng bước được nâng cao, song nhìn chung trình độ hiểu biết pháp luật của nhân dân ta còn thấp, đặc biệt là ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa còn ảnh hưởng nhiều phong tục tập quán, hương ước làng xã...
Trong cuộc sống hàng ngày, do sự khác biệt về lợi ích kinh tế, quan niệm, nhận thức, lối sống, tính cách… nên việc nảy sinh mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên trong gia đình, giữa các hộ gia đình và giữa các cá nhân với nhau trong cộng đồng dân cư là điều tất yếu không thể tránh khỏi. Có nhiều nguyên nhân, nhưng nhìn chung đều xuất phát từ những điều rất nhỏ, những người trong cuộc thường không đủ tỉnh táo để kiềm chế, chẳng ai chịu nhường ai nếu không giải quyết kịp thời thì "chuyện bé xé ra to", từ tranh chấp thuần tuý dân sự, kinh tế, có thể trở thành vụ án hình sự, gây mất đoàn kết trong nội bộ nhân dân. Những mâu thuẫn, tranh chấp này có thể giải quyết bằng nhiều hình thức (các bên tự thoả thuận, trọng tài, toà án và hoà giải). Song thực tế, người Việt Nam vốn coi trọng tình cảm, truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái luôn là nền tảng để giải quyết mọi việc. Nên khi có mâu thuẫn, xích mích xảy ra nhân dân ta đã biết hướng dẫn, giúp đỡ, thuyết phục các bên tranh chấp tự thương lượng, điều đình "chín bỏ làm mười", vì " một điều nhịn, chín điều lành"…để giải toả những bất đồng, mâu thuẫn giữa họ. Ngày nay, mặc dù dưới tác động của tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế, đời sống kinh tế - xã hội của người Việt Nam đang có những biến đổi sâu sắc, mạnh mẽ song hoạt động hoà giải vẫn tồn tại và ngày càng phát huy.

Một thực tế hiện nay, dù trình độ dân trí đã từng bước được nâng cao, song nhìn chung trình độ hiểu biết pháp luật của nhân dân ta còn thấp, đặc biệt là ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa còn ảnh hưởng nhiều phong tục tập quán, hương ước làng xã...nên trong cuộc sống hàng ngày nhiều người còn có những xử sự có tính chất tự phát không đúng pháp luật, không phù hợp với đạo lý, văn hóa truyền thống dẫn đến vi phạm pháp luật hoặc những mâu thuẫn, tranh chấp nhỏ không đáng có, rất cần đến hoạt động hoà giải kịp thời tại cơ sở.

Luật trợ giúp pháp lý có rất nhiều lĩnh vực cho người thực hiện TGPL hoà giải và thực tế người thực hiện TGPL đã hoà giả thành công được nhiều việc khi TGPL lưu động, hoạt động trong tố tụng và hoạt động ngoài tố tụng ...góp phần không nhỏ khẳng định tính ưu việt, tính đúng đắn của công tác TGPL. Hoạt động hoà giải là việc làm rất tốt, rất ý nghĩa, rất nhân văn, rất phù hợp với hoạt động TGPL. Những người thực hiện TGPL có tâm,có nhiệt huyết có kinh nghiệm thì hoà giải đem lại lợi ích vô cùng quí giá về nhiều mặt.

Để đóng góp cho hoạt động TGPL xin nêu một vài kinh nghiệm thực tiễn đã làm cho các đồng nghiệp tham khảo:

Trước hết người thực hiện TGPL tham gia hoặc chủ trì buổi hoà giải cần có kiến thức sâu rộng về lĩnh vực cần hoà giải. Ví dụ khi hoà giải tranh chấp đất đai cần phải hiểu biết các qui phạm pháp luật điều chỉnh như : luật đất đai, luật TGPL, luật KNTC, bộ luật dân sự, luật thi hành án dân sự, luật tố tụng dân sự..., các nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành và các văn bản pháp luật khác có liên quan như nghị quyết của Hội đồng thẩm phán TANDTC...

Tiếp nhân thông tin, tìm hiểu những quan hệ pháp luật phát sinh, các mâu thuẫn, nguyên nhân, thực trạng, giải pháp.( nguyên nhân từ lợi ích kinh tế hay vì danh dự uy tín hay cả 2; thực trang : vụ việc sảy ra từ khi nào tính chất mức độ gay gắt hay bình thường, đã qua hoà giải ở cơ sở chưa, kết quả hoà giải như thế nào, mong muốn của các bên ra sao, muốn hoà giải hay nhờ toà án giải quyết, đã có luật sư của các bên tham gia hay chưa ...)

Triển khai hoà giải: phải đủ thành phần, bố trí người tham gia sao cho hài hoà; người chủ trì phải có năng lực trình độ, điều hành buổi hoà giải phải hài hoà có nhu, có cương, bình tĩnh đánh giá diễn biến tâm lý, tình cảm thái độ, bản chất sự việc và mong muốn của các bên. Trong thực tế các bên thường nêu rất nhiều lý do, đổ lỗi cho bên kia trong việc gây ra những mâu thuẫn, tranh chấp ; nhưng quyền lợi về vật chất, chính trị luôn là căn nguyên cơ bản của mọi tranh chấp. Nhận định đánh giá đúng bản chất của sự việc luôn là chìa khoá thành công trong mọi buổi hoà giải. Biết phân tích, biết cảm thông chia sẻ, biết bảo vệ hài hoà lợi ích cho cả hai phía một cách công bằng, vô tư trong sáng luôn là yếu tố cần thiết cho người chủ trì hoà giải.

Một yếu tố rất quan trọng trong hoà giải là ngôn ngữ trọng hoà giải phải làm sao dễ nghe dễ hiểu, dễ đi vào lòng người, phải biết gắn kết giữa ngôn ngữ pháp luật và ngôn ngữ đời thường. Hoà giải trong một phạm vi nào đó là sự hoà quện giữa pháp lý và đạo lý, giữa thuần phong mỹ tục, tập quán và pháp luật; là ý chí nguyện vọng là sự thoả thuận, tự định đoạt là thực hiện quyền dân sự của công dân. Thế nhưng cũng không được phép “thoát ly” khỏi các qui phạm pháp luật, phải biết phân tích động viên cho các bên thương lượng, cảm thông, chia sẻ với nhau những vấn đề xoay quanh các qui định của pháp luật đang điều chỉnh trong lĩnh vực các bên đang hướng tới. Vì vậy ngôn ngữ trong hoà giải không giản đơn chút nào ! Quá trình hoà giải xuyên suốt là quá trinh tư vấn pháp luật, tuyên truyền pháp luật, hướng cho các bên đạt được sự thống nhất trong suy nghĩ và hành động vì vậy cần phải phân tích sâu sắc, cặn kẽ những hậu quả pháp lý, những cái được cái mất nếu như không hoà giải được, sẽ là rất thiệt thòi cho cả các bên trong quan hệ. Mâu thuẫn không hoà giải để kéo dài sẽ là cuộc “chạy đua vũ trang” và cũng không ai biết được mâu thuẫn sẽ đi đến đâu nếu như các bên không kiềm chế . Hoà giải nhiều vụ phức tạp thành công cần phải biết “cứu vãn” tình huống bởi nếu không biết “giữ” thì các bên sẽ không ngồi lại với nhau, sẽ không còn cơ hội hoà giải tiếp, buổi hoà giải sẽ thất bại.

Người thực hiện TGPL thực hiện hoà giải phải như “bao công” vùa phải có trình độ năng lực, có kiến thức, kinh nghiệm sống, kinh nghiệm trường đời, kỹ năng và rất cần cái tâm trong sáng công bằng. Phải như người thầy về pháp luật, như người thân của người được hoà giải . Nói như vậy hoà giải không phải là cái gì quá khó, mà người thực hiện TGPL phải biết lượng sức mình trong lĩnh vực trong tính chất mức độ của từng vụ việc. Thực tế rất cần sự tận tâm tận lực, sự đam mê, sự thể hiện mình trong cuộc sống công việc, trong lĩnh vực mình công tác cũng như sụ đóng góp nhỏ nhoi của mình trong đời sống xã hội .

Hoà giải thành công không chỉ đem lại quyền lợi vật chất cho người được TGPL mà giá trị lớn hơn là giúp cho các bên giải quyết các mâu thuẫn các xung đột, hàn gắn được tình làng, nghĩa xóm, tình anh em, tình cảm bà con khối phố, làng trên xóm dưới, giúp cho các bên thông cảm chia sẻ, bỏ qua quá khứ xích lại gần nhau, cùng nhau hướng tới cuộc sống mới, tương lai mới trong cuộc sống tình cảm, cũng như phát triển kinh tế xã hội bền vững góp phần xây dựng xã hội công bằng dân chủ văn minh.

Để làm tốt công tác hoà giải rất cần kinh nghiệm, học hỏi kinh nghiệm hoà giải của đồng nghiệp, của người đi trước!
(Nguồn: tgpl.gov.vn)
CÁC TIN KHÁC:
Trợ giúp pháp lý – Một hình thức phổ biến giáo dục pháp luật thiết thực (30/6/2012)
Nghiệp vụ Thanh tra chuyên ngành về lĩnh vực bán đấu giá tài sản (23/6/2012)
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Luật sư (23/6/2012)
Ba vấn đề cần cảnh báo trong việc công chứng hợp đồng ủy quyền (23/6/2012)
Về việc đăng ký khai tử (22/6/2012)
Thủ tục đăng ký kết hôn (22/6/2012)
Thủ tục đăng ký khai sinh (22/6/2012)
Nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực đăng ký và quản lý hộ tịch trong nước (22/6/2012)
Thủ tục giữ quốc tịch cho Việt kiều (22/6/2012)
Phương thức tổ chức một số hình thức tuyên truyền miệng pháp luật (13/3/2012)
Kỹ năng tuyên truyền miệng về pháp luật (13/3/2012)
Chuyên đề kỹ năng tuyên truyền pháp luật (13/3/2012)
Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (13/3/2012)
Người được trợ giúp pháp lý (30/9/2011)
Thủ tục đăng ký việc giám hộ có yếu tố nước ngoài (13/9/2011)
Tuyên truyền pháp luật cho người nghèo
Hội nghị tuyên truyền pháp luật cho Hội người khuyết tật
Tập huấn Bộ luật Hình sự năm 2015
Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 8/2017
Tập huấn Luật trợ giúp pháp lý năm 2017 cho Hội viên
phai
phai 3
toaan
 
© 2011 - 2012 HỘI BẢO TRỢ TƯ PHÁP CHO NGƯỜI NGHÈO TP. HÀ NỘI
Địa chỉ: Tầng 2, số 170 Quán Thánh, quận Ba Đình, Hà Nội.Chịu trách nhiệm nội dung: Hoàng Văn Giang - Tổng Thư Ký Hội - Hotline: 0466588555
Điện thoại: 0439780507- 0466588555 - Fax: 0439780507 - Email: baotrotuphaphn@gmail.com/ tuvanplso1@gmail.com
Thiết kế và lưu trữ bởi TTC Design