 |
|
 |
 |
|
 |
|
Khách online: 128 |
Lượt khách: 3,515,125
|
|
|
 |
|
 |
|
|
|
Những lực lượng nào được dừng xe kiểm tra hành chính? |
Em đang tham gia giao thông thì CSGT và công an xã, phường có được phép dừng xe em lại để kiểm tra hành chính không? Nếu em vượt 3km/h so với tốc độ quy định thì em sẽ bị xử phạt như thế nào? |
Luật sư tư vấn:
Ngoài CSGT đường bộ theo quy định tại
Thông tư 65/2012/TT-BCA do Bộ Công an ban hành ngày 30/10/2012 và Thông
tư 45/2012/TT-BCA do Bộ Công an ngày 27/7/2012, còn một số lực lượng
khác cũng có thẩm quyền dừng phương tiện đang lưu thông để kiểm soát, xử
lý vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ.
Căn cứ Nghị định số
27/2010/NĐ-CP do Chính phủ ký ban hành ngày 24/3/2010 quy định: Các lực
lượng có thể được huy động phối hợp với CSGT tuần tra, kiểm soát trật
tự, an toàn giao thông đường bộ khi cần thiết gồm: Công an xã, phường,
thị trấn và các lực lượng cảnh sát khác (gồm: Cảnh sát trật tự, Cảnh sát
cơ động (CSCĐ), Cảnh sát phản ứng nhanh, Cảnh sát bảo vệ, và Cảnh sát
quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội). Tuy nhiên, việc huy động
phải thực hiện bằng quyết định hoặc kế hoạch huy động, trong đó nêu rõ
lực lượng, số lượng cần huy động, thời gian, địa bàn huy động, trách
nhiệm, nhiệm vụ cụ thể của cảnh sát giao thông, cảnh sát khác và công an
xã tham gia phối hợp tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông.
Khi hết thời gian huy động ghi trong quyết định hoặc kế hoạch huy động
mà không có văn bản huy động mới của cấp có thẩm quyền thì lực lượng
cảnh sát khác và công an xã kết thúc nhiệm vụ được huy động, chuyển sang
thực hiện nhiệm vụ thường xuyên.
Khi không có cảnh sát giao
thông đường bộ đi cùng, các lực lượng cảnh sát khác và công an xã tuần
tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ phải thực hiện việc
tuần tra, kiểm soát trật tự an toàn giao thông theo kế hoạch đã được cấp
có thẩm quyền phê duyệt; nếu phát hiện vi phạm hành chính trong lĩnh
vực giao thông đường bộ thì được xử phạt vi phạm hành chính những hành
vi thuộc quyền xử phạt của mình. Trong trường hợp vượt quá thẩm quyền xử
phạt của mình thì phải lập biên bản vi phạm hành chính, báo cáo cấp có
thẩm quyền giải quyết.
Ngoài ra, tại Hà Nội và TPHCM, còn có Tổ
công tác liên ngành 141, gồm: CSCĐ, CSGT, và Cảnh sát hình sự (CSHS),
được thành lập với nhiệm vụ chính là tuần tra kiểm soát, kiểm tra hành
chính để phòng ngừa, ngăn chặn các đối tượng lợi dụng tuyến giao thông
để thực hiện hành vi phạm tội.
Như vậy, các lực lượng sau có thẩm quyền dừng phương tiện và xử lý vi phạm:
- CSGT đeo biển hiệu (thẻ xanh) và có Giấy chứng nhận cảnh sát tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ (thẻ đỏ);
-
Cảnh sát trật tự, Cảnh sát cơ động (CSCĐ), Cảnh sát phản ứng nhanh,
Cảnh sát bảo vệ, Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội,
và Công an xã, phường, thị trấn - chỉ khi được huy động phối hợp với
CSGT đường bộ theo kế hoạch đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
- Thanh tra giao thông - trong những trường hợp mà hành vi vi phạm thuộc thẩm quyền xử phạt.
- Riêng tại Hà Nội và TPHCM còn có tổ công tác liên ngành 141.
Về
việc xử phạt hành chính, theo qui định tại Nghị định 71/2012/NĐ–CP sửa
đổi bổ sung Nghị định 34/2010/NĐ-CP, thì bạn chạy xe vượt quá tốc độ so
với qui định 3km/h sẽ không bị xử phạt vi phạm hành chính.
|
 |
(Nguồn: Hoàng Giang) |
|
|
|
|
|
|