 |
|
 |
 |
|
 |
|
Khách online: 124 |
Lượt khách: 3,515,125
|
|
|
 |
|
 |
|
|
|
Đánh bạc 'ăn thua' dưới 10.000 đồng cũng là phạm tội |
Tôi có một số bạn thường xuyên rủ tôi tham gia đánh bạc chỉ ghi điểm trả tiền nước hoặc mỗi ván ăn thua dưới 10.000 đồng. Như vậy chúng tôi có phạm tội không? |
Nếu có thì bị xử lí thế nào? Hiện tại tôi không nắm rỏ quy định về tội
đánh bạc. Xin tư vấn cho tôi về tội đánh bạc, số tiền bao nhiêu, trách
nhiệm thế nào?
Luật sư tư vấn:
Đánh bạc là việc
nhiều người (ít nhất từ hai người trở lên) cùng tham gia thực hiện hành
vi dưới bất kỳ hình thức nào (đánh bài, tổ tôm, xóc đĩa, số đề, cá độ
bóng đá,.v.v…) với mục đích được thua bằng tiền hay hiện vật (vàng, bạc,
đá quý, xe máy, ôtô.v.v…)
Điều 248 Bộ luật Hình sự quy định về
“Tội đánh bạc” như sau: “1. Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ
hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật có giá trị từ hai triệu
đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng đã bị
kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 249 của Bộ luật này, chưa
được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến
năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ
ba tháng đến ba năm; 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây,
thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm: a) Có tính chất chuyên nghiệp;
b) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc có giá trị rất lớn hoặc đặc biệt
lớn; c) Tái phạm nguy hiểm; 3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ
ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng.
Nghị quyết số
01/2010/NQ-HĐTP ngày 22/10/ 2010 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân
Tối cao về hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Điều 248 và Điều 249 Bộ
luật Hình sự quy định: “Đánh bạc trái phép” là hành vi đánh bạc được
thực hiện dưới bất kỳ hình thức nào với mục đích được thua bằng tiền hay
hiện vật mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép nhưng thực hiện không đúng
với quy định trong giấy phép được cấp.
Theo quy định trên, chỉ
hành vi đánh bạc trái phép (không được pháp luật cho phép) mới có thể
cấu thành tội đánh bạc, còn những hành vi đánh bạc được pháp luật cho
phép, (như việc người nước ngoài đánh bạc tại một số casino được phép
hoạt động) thì không trái pháp luật và không phải chịu trách nhiệm pháp
lý.
Người thực hiện hành vi đánh bạc trái phép chỉ bị truy cứu
trách nhiệm hình sự khi có một trong các điều kiện sau: (1) Được thua
bằng tiền hoặc hiện vật có giá trị từ 02 triệu đồng trở lên; (1) Hoặc đã
bị kết án về “Tội đánh bạc” (Điều 248 Bộ luật Hình sự) hoặc “Tội tổ
chức đánh bạc hoặc gá bạc” (Điều 249 Bộ luật Hình sự) chưa được xóa án
tích mà còn vi phạm.
Tại Khoản 3 và Điểm a Khoản 4 Điều 1 của
Nghị quyết số 01/2010/NQ-HĐTP quy định: “Tiền hoặc hiện vật dùng đánh
bạc” bao gồm: “a) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc thu giữ được trực
tiếp tại chiếu bạc; b) Tiền hoặc hiện vật thu giữ được trong người các
con bạc mà có căn cứ xác định đã được hoặc sẽ được dùng đánh bạc; c)
Tiền hoặc hiện vật thu giữ ở những nơi khác mà có đủ căn cứ xác định đã
được hoặc sẽ được dùng đánh bạc.”; “a) Trường hợp nhiều người cùng tham
gia đánh bạc với nhau thì việc xác định tiền, giá trị hiện vật dùng đánh
bạc đối với từng người đánh bạc là tổng số tiền, giá trị hiện vật của
những người cùng đánh bạc được hướng dẫn tại khoản 3 Điều này;”
Theo
các quy định trên, mặc dù bạn và một số người chỉ đánh bài ghi điểm trả
tiền nước, hoặc mỗi ván ăn thua dưới 10.000 đồng. Tuy nhiên, nếu tổng
số tiền dùng để đánh bạc có giá trị từ 02 triệu trở lên, hoặc người tham
gia đánh bạc đã bị kết án về tội đánh bạc (Điều 248) hoặc “Tội tổ chức
đánh bạc hoặc gá bạc” (Điều 249 Bộ luật Hình sự) chưa được xóa án tích
mà còn vi phạm, thì hành vi vẫn cấu thành “Tội đánh bạc” (Điều 248 Bộ
luật Hình sự).
Trong trường hợp, hành vi đánh bạc trái phép không
cấu thành tội phạm (như đã phân tích ở trên), thì những người tham gia
đánh bạc sẽ bị xử lý hành chính theo quy định tại Điều 23 Nghị định số
73/2010/NĐ-CP ngày 12/7/2010 quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh
vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội, với mức phạt tiền từ 1.000.000
đồng đến 2.000.000 đồng: “ a) Đánh bạc trái phép bằng một trong các hình
thức như xóc đĩa, tá lả, tổ tôm, tú lơ khơ, tam cúc, 3 cây, tứ sắc, đỏ
đen, cờ thế hoặc các hình thức khác mà được, thua bằng tiền, hiện vật;”.
Ngoài ra, người vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là
tịch thu tang vật, phương tiện và tịch thu tiền do vi phạm hành chính mà
có. |
 |
(Nguồn: Hoàng Giang) |
|
|
|
|
|
|