Tư vấn luật số1 Tư vấn luật số1
0466588555
Tư vấn luật Tư vấn luật
Đường dây nóng Đường dây nóng
0466588555
Hỗ trợ quản trị Hỗ trợ quản trị
Văn phòng Văn phòng
0439780507
lo
Banner trai 01
Banner trai 02
Banner trai 03
Khách online: 87
Lượt khách: 3,515,125
Tìm kiếm tin tức

Gặp họa vì nhờ đứng tên vay ngân hàng

Tôi và một số giáo viên công tác tại một trường THCS trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đứng tên vay ngân hàng cho một giáo viên cùng trường.
Do tin tưởng đồng nghiệp nên khi đứng tên chúng tôi không có giấy tờ gì ngoài việc giao ước bằng miệng. Thời gian đầu người này trả lãi ngân hàng đúng hẹn, nhưng vài tháng sau thì trốn khỏi địa phương. Hiện tại, ngân hàng đang thúc ép và dọa sẽ thu nhà nếu gia đình tôi không chịu trả nợ. Chúng tôi muốn đưa vụ việc ra cơ quan pháp luật nhưng do không có chứng cứ nên không biết phải tố cáo như thế nào. Xin luật sư tư vấn.

Lê Thị Nụ (Bắc Giang)
Trả lời:

Những tình tiết bạn trình bày cho thấy hành vi của người giáo viên này có những dấu hiệu pháp lý của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 140 Bộ luật Hình sự sửa đổi bổ sung 2009 với tình tiết định tội danh là “bỏ trốn”.

Bạn và những giáo viên khác không có một chứng cứ gì chứng minh người nhận tiền nói trên vay tiền hay nhờ đứng tên vay tiền ngân hàng, việc thu thập chứng cứ và truy tìm người giáo viên này cần phải có sự vào cuộc của cơ quan điều tra. Những người bị hại có thể cùng làm đơn tố cáo và gửi đến cơ quan điều tra cấp huyện nơi nhà trường đóng trụ sở. Tố giác của công dân là một trong những cơ sở để bước đầu xác định có dấu hiệu tội phạm theo quy định tại Khoản 1, Điều 100 Bộ luật Tố tụng hình sự 2003.

Chứng cứ được hiểu là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật Tố tụng hình sự quy định mà cơ quan điều tra, viện kiểm sát và tòa án dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người phạm tội, cũng như những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ án.

Chứng cứ ngoài việc được xác định bằng vật chứng còn bao gồm lời khai của người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo; Biên bản về hoạt động điều tra, xét xử và các tài liệu, đồ vật khác.
(Nguồn: Hoàng Giang)
CÁC TIN KHÁC:
Nghi nhà chồng dàn xếp kết hôn, con dâu kiện ra tòa (4/10/2013)
3 năm chưa ra cơ quan công an nộp phạt, làm thế nào? (3/10/2013)
Trộm sổ đỏ mang đi cầm cố: Giao dịch vô hiệu (2/10/2013)
Người đàn ông không được xác nhận tình trạng hôn nhân (2/10/2013)
Ly hôn, con dưới 3 tuổi có chắc mẹ được nuôi? (26/9/2013)
Bỏ rơi trẻ em có phạm tội? (26/9/2013)
Quy định sử dụng súng của cán bộ làm nhiệm vụ (25/9/2013)
Có được giăng điện chống kẻ trộm? (25/9/2013)
Đánh bạc 'ăn thua' dưới 10.000 đồng cũng là phạm tội (24/9/2013)
Kết hôn rồi nhưng bố mẹ muốn tặng tài sản riêng cho con gái (23/9/2013)
Yêu anh em họ, khó thuyết phục gia đình cho kết hôn (23/9/2013)
Ra tòa và chuyện buồn tranh chấp nuôi con (20/9/2013)
Sổ đỏ đứng tên chồng có phải là tài sản riêng? (20/9/2013)
Quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên (18/9/2013)
Kí 3 lần hợp đồng xác định thời hạn 1 năm là sai luật (17/9/2013)
Tuyên truyền pháp luật cho người nghèo
Hội nghị tuyên truyền pháp luật cho Hội người khuyết tật
Tập huấn Bộ luật Hình sự năm 2015
Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 8/2017
Tập huấn Luật trợ giúp pháp lý năm 2017 cho Hội viên
phai
phai 3
toaan
 
© 2011 - 2012 HỘI BẢO TRỢ TƯ PHÁP CHO NGƯỜI NGHÈO TP. HÀ NỘI
Địa chỉ: Tầng 2, số 170 Quán Thánh, quận Ba Đình, Hà Nội.Chịu trách nhiệm nội dung: Hoàng Văn Giang - Tổng Thư Ký Hội - Hotline: 0466588555
Điện thoại: 0439780507- 0466588555 - Fax: 0439780507 - Email: baotrotuphaphn@gmail.com/ tuvanplso1@gmail.com
Thiết kế và lưu trữ bởi TTC Design