Tư vấn luật số1 Tư vấn luật số1
0466588555
Tư vấn luật Tư vấn luật
Đường dây nóng Đường dây nóng
0466588555
Hỗ trợ quản trị Hỗ trợ quản trị
Văn phòng Văn phòng
0439780507
lo
Banner trai 01
Banner trai 02
Banner trai 03
Khách online: 150
Lượt khách: 3,515,125
Tìm kiếm tin tức

Tranh chấp lối đi chung

Nhà tôi ở phía sau nhà của hộ dân khác, đi nhờ trên đất hộ dân này, nay người ta không cho đi nữa thì pháp luật giải quyết ra sao?
Luật sư tư vấn:
Quyền sử dụng bất động sản liền kề được quy định tại Điều 273 Bộ luật Dân sự 2005: “Chủ sở hữu nhà, người sử dụng đất có quyền sử dụng bất động sản liền kề thuộc sở hữu của người khác để bảo đảm các nhu cầu của mình về lối đi, cấp thoát nước, cấp khí gas, đường dây tải điện, thông tin liên lạc và các nhu cầu cần thiết khác một cách hợp lý nhưng phải đền bù nếu không có thỏa thuận khác”.
Đồng thời, Điều 275 Bộ luật Dân sự 2005 về quyền về lối đi qua bất động sản liền kề quy định:
1. Chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có lối ra, có quyền yêu cầu một trong những chủ sở hữu bất động sản liền kề dành cho mình một lối đi ra đến đường công cộng; người được yêu cầu có nghĩa vụ đáp ứng yêu cầu đó. Người được dành lối đi phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản liền kề, nếu không có thỏa thuận khác…
2. Vị trí, giới hạn chiều dài, rộng, cao của lối đi do các bên thỏa thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định.
3. Trong trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định của khoản 2 điều này mà không có đền bù.”

Căn cứ vào các quy định pháp luật nêu trên trên thì gia đình bạn hoàn toàn có quyền để mở lối đi. Nếu hộ gia đình đó cho rằng lối đi này là của riêng họ thì họ phải có nghĩa vụ chứng minh và việc đền bù sẽ theo thỏa thuận hoặc theo quy định (trừ trường hợp được quy định tại Khoản 3 Điều 275 Bộ luật Dân sự 2005).
Nếu gia đình đó không chấp nhận cho gia đình bạn sử dụng thì để được tiếp tục sử dụng lối đi này, bạn hãy nhờ UBND cấp cơ sở can thiệp bằng việc hòa giải giữa hai bên. Khi UBND cấp cơ sở hòa giải không thành thì việc tranh chấp lối đi sẽ do TAND nơi có bất động sản giải quyết.
(Nguồn: Hoàng Giang)
CÁC TIN KHÁC:
Được cộng dồn thời gian đóng BHXH để hưởng chế độ thai sản (26/2/2014)
Người lao động bị tai nạn trên đường đi làm, được hưởng chế độ (24/2/2014)
Thủ tục hưởng trợ cấp người khuyết tật (24/2/2014)
Trợ cấp thai sản trên mức lương nào? (21/2/2014)
Tự thỏa thuận chia tài sản, có cần công chứng? (17/2/2014)
Có thể chuyển chế độ BHYT đến nơi tạm trú (14/2/2014)
Đóng bảo hiểm thất nghiệp đủ 12 tháng, mà không được trợ cấp? (14/2/2014)
Công ty ngừng hoạt động, người lao động có được hưởng chế độ thai sản? (12/2/2014)
Từ nước ngoài về muốn nhập hộ khẩu phải làm sao? (12/2/2014)
Mua nhà nhưng một trong các chủ sở hữu đã mất và một trong các thừa kế đang có nghĩa vụ tài sản với nhiều người (24/1/2014)
Sửa họ trong giấy chứng nhận kết hôn (24/1/2014)
Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản ? (23/1/2014)
Ly thân có được chia tài sản không ? (21/1/2014)
Thuê nhà trọ sống chung với bạn gái có được không ? (20/1/2014)
Di sản là tài sản chung của vợ chồng (16/1/2014)
Tuyên truyền pháp luật cho người nghèo
Hội nghị tuyên truyền pháp luật cho Hội người khuyết tật
Tập huấn Bộ luật Hình sự năm 2015
Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 8/2017
Tập huấn Luật trợ giúp pháp lý năm 2017 cho Hội viên
phai
phai 3
toaan
 
© 2011 - 2012 HỘI BẢO TRỢ TƯ PHÁP CHO NGƯỜI NGHÈO TP. HÀ NỘI
Địa chỉ: Tầng 2, số 170 Quán Thánh, quận Ba Đình, Hà Nội.Chịu trách nhiệm nội dung: Hoàng Văn Giang - Tổng Thư Ký Hội - Hotline: 0466588555
Điện thoại: 0439780507- 0466588555 - Fax: 0439780507 - Email: baotrotuphaphn@gmail.com/ tuvanplso1@gmail.com
Thiết kế và lưu trữ bởi TTC Design