HĐXX phúc thẩm đã tuyên phạt:
- Dương Chí Dũng, nguyên Chủ tịch HĐQT Vinalines, nguyên Cục trưởng Cục Hàng hải Bộ GTVT: Tử hình về Tham ô tài sản; 18 năm tù về tội Cố ý làm trái, tổng hợp chung là tử hình.
- Mai Văn Phúc, nguyên Tổng GĐ Vinalines: Tử hình về Tham ô tài sản; 18 năm tù về tội Cố ý làm trái, tổng hợp chung là tử hình.
Hai bị cáo này có 7 ngày làm đơn gửi Chủ tịch nước xin ân giảm án tử hình.
- Trần Hải Sơn; nguyên Tổng GĐ Cty TNHH sửa chữa tàu biển Vinashin thuộc Vinalines: 14 năm tội Tham ô, 8 năm tù tội Cố ý làm trái.
- Trần Hữu Chiều, nguyên Phó Tổng GĐ Vinalines: 10 năm tội Tham ô tài sản, 9 năm tù tội Cố ý làm trái.
- Mai Văn Khang, nguyên Phó Tổng GĐ Cty TNHH một thành viên vận tải viễn dương Vinashin thuộc Vinalines: 7 năm tù tội Cố ý làm trái.
- Lê Văn Dương, nguyên đăng kiểm viên Chi cục Đăng kiểm số 6, Cục Đăng kiểm VN: 7 năm tù tội Cố ý làm trái.
Chấp nhận kháng cáo và giảm hình phạt
- Huỳnh Hữu Đức, nguyên cán bộ Chi cục Hải quan Vân Phong, Khánh Hòa: 6 năm tù về Cố ý làm trái.
- Lê Văn Lừng, nguyên cán bộ Chi cục Hải quan Vân Phong, Khánh Hòa: 6 năm tù về Cố ý làm trái.
15g35: Với Trần Hải Sơn, HĐXX cho rằng, mức án sơ thẩm tuyên là nhẹ, cần phải tăng hình phạt để tương xứng với hành vi.
Riêng ba bị cáo Lê Ngọc Triện, Lê Văn Lừng và Huỳnh Hữu Đức, HĐXX cho rằng có căn cứ xin giảm hình phạt.
Việc đại diện VKS đề nghị tăng mức bồi thường cho nhóm bị cáo tham ô bị HĐXX cho là không có căn cứ pháp luật, vì làm xấu đi tình trạng của các bị cáo khi không có kháng cáo, kháng nghị, nên không được chấp nhận.
15g30: HĐXX phúc thẩm nhận định, các bị cáo đã phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Việc cấp sơ thẩm xác định vai trò chủ mưu với Dũng, cầm đầu với Phúc là hoàn toàn chính xác.
Theo HĐXX, việc mua ụ nổi là nhằm hưởng lợi trái phép số tiền lại quả, lại lôi kéo thêm nhiều bị cáo khác phạm tội. Khi phạm tội, các bị cáo khai quanh co chối tội, đổ lỗi cho tập thể, cho người khác là thiếu ăn năn, hối lỗi. Số tiền gia đình hai bị cáo Dũng và Phúc đã nộp chỉ là một phần nhỏ trong số tiền phải bồi thường, nên cần giữ nguyên hình phạt với Dũng và Phúc.
15g25: HĐXX cho rằng, việc Sơn khai không chính xác về thời gian, địa điểm đưa tiền cho Dũng và Phúc là phù hợp thực tế vì Sơn đưa tiền từ năm 2008, 2009 nhưng đến năm 2012 vụ án mới điều tra.
HĐXX cũng cho rằng, khi được Sơn đưa 340 triệu đồng, buộc Triều phải biết đây là số tiền tham ô, nên không có cơ sở chấp nhận kháng cáo của Triều.
15g15: Không làm rõ vai trò của em gái Sơn là có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm.
HĐXX cho rằng việc cấp sơ thẩm nhận định Dũng và Phúc có vai trò chủ mưu, cầm đầu trong việc ăn chia số tiền 1.666 triệu USD là phù hợp với vai trò của các bị cáo trong Vinalines.
Tuy nhiên, HĐXX cho rằng, việc cấp sơ thẩm không làm rõ vai trò đồng phạm của Trần Thị Hải Hà (em gái Sơn), Giám đốc Cty Vũ Hà trong việc tạo điều kiện cho Sơn và đồng bọn chiếm hưởng 1.666 triệu USD là có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm.
15g5: HĐXX cho rằng, Dũng và Phúc không thừa nhận việc thỏa thuận Cty AP phải lại quả 1.666 triệu USD thì Vinalines mới mua ụ nổi. Nhưng chỉ có Dũng và Phúc mới có quyền quyết định mua ụ nổi, nên việc các LS cho rằng Trần Hải Sơn tự thỏa thuận với Cty AP, rồi tự ăn tiêu số tiền trên theo HĐXX là không có cơ sở.
15g: HĐXX bác kháng cáo kêu oan của nhóm bị cáo nguyên là cán bộ Hải quan.
HĐXX cho rằng, hành vi của nhóm bị cáo nguyên là cán bộ hải quan đã tạo điều kiện cho các bị cáo tại Vinalines mua thành công ụ nổi, nên là đồng phạm và phải chịu trách nhiệm như án sơ thẩm tuyên là phù hợp. Do đó, HĐXX cho rằng các lý do kêu oan của nhóm bị cáo này không có cơ sở chấp nhận.
14g40: HĐXX tóm tắt xong bản án sơ thẩm và nhận định: HĐXX cho rằng, trách nhiệm trong vụ mua ụ nổi 83M trực tiếp thuộc về Dũng và Phúc. Ngoài ra, còn có trách nhiệm của các bị cáo và các phòng, ban tham mưu liên quan.
Trên hồ sơ pháp lý của Cty Navodka đã đăng ký ụ nổi 83M là tàu biển, và khi đưa về Việt Nam, cũng được đăng kiểm tạm thời là tàu biển.
HĐXX xác định số tiền hơn 366 tỷ đồng các bị cáo đã gây thiệt hại cho Vinalines khi mua ụ nổi là gây thiệt hại cho Ngân sách Nhà nước.
Về việc các LS cho rằng việc quyết định mua ụ nổi thuộc về trách nhiệm của HĐQT. Tuy nhiên, kết quả điều tra xác định, các thành viên HĐQT Vinalines khẳng định khi họp quyết định mua ụ nổi, họ được thông báo ụ nổi đủ điều kiện tiêu chuẩn nên không có ý kiến gì. Do đó, trách nhiệm thuộc về Dũng và Phúc.
14g10: HĐXX tóm tắt lại nội dung chính của bản án sơ thẩm.
Theo bản án sơ thẩm, từ đầu năm 2007 đến cuối năm 2008, Vinalines triển khai dự án nhà máy sửa chữa tàu biển phía Nam và quyết định mua ụ nổi 83M. Việc làm này đã gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 366 tỷ đồng.
Bản án sơ thẩm nhận định, Dương Chí Dũng và các đồng phạm biết rõ chiếc ụ nổi này hư hỏng nhiều, không hoạt động được, không đủ điều kiện để lưu hành nhưng vẫn tìm cách móc nối với nhau để hợp thức hóa thủ tục đưa ụ nổi từ Nga về Việt Nam.
Nguyên Chủ tịch HĐQT Vinalines Dương Chí Dũng bị cáo buộc đã cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, với vai trò là chủ mưu, gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 366 tỷ đồng của Nhà nước.
Được xác định có vai trò quan trọng thứ hai trong hành vi cố ý làm trái là Mai Văn Phúc, cựu Tổng GĐ Vinalines. Hai bị cáo này cùng bị tuyên 18 năm tù về tội Cố ý làm trái và Tử hình về tội Tham ô.
Ngoài Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc, Trần Hữu Chiều (Phó Tổng GĐ Vinalines) và Trần Hải Sơn (Tổng GĐ Cty TNHH sửa chữa tàu biển Vinashin thuộc Vinalines) cũng bị kết luận đã tham ô số tiền “lại quả” 1.666 triệu USD trong vụ mua ụ nổi 83M.
Trong đó, Dũng và Phúc mỗi người nhận 10 tỷ đồng, Chiều nhận 340 triệu đồng, còn lại hơn 7 tỷ đồng Sơn hưởng.
Nhóm bị cáo nguyên là cán bộ Hải quan bị cáo buộc đã đồng phạm với các bị cáo công tác tại Vinalines khi làm thủ tục cho thông quan ụ nổi 83M, gây thiệt hại hơn 366 tỷ đồng.
Sau phiên tòa sơ thẩm, trừ bị cáo Bùi Thị Bích Loan, 9 bị cáo đều kháng cáo. Ngoài ra, những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan là bà Phạm Thị Bích Phương (vợ Dương Chí Dũng), bà Ngô Thị Vân (vợ Mai Văn Phúc), bà Phan Thị Thảo (bồ của Dương Chí Dũng) cùng kháng cáo về việc kê biên tài sản. Các bị cáo nghe tòa tuyên án
14g: Chủ tọa phiên tòa Nguyễn Văn Sơn bắt đầu tuyên án. HĐXX cho biết, phiên tòa phúc thẩm vụ “đại án” tại Vinalines đã kéo dài 6 ngày, diễn ra tại Tòa phúc thẩm TAND TC tại Hà Nội, do có 9/10 bị cáo kháng cáo.
Đúng 14g chiều nay 7-5, phiên tòa chính thức khai mạc
13g50: Các bị cáo được đưa vào phòng xét xử.
Theo lịch, 14g chiều nay, 7-5, HĐXX TAND TC sẽ tuyên bản án phúc thẩm Dương Chí Dũng và đồng phạm.
Trước đó, trong phần luận tội và tranh luận lần thứ hai với các LS, đại diện VKS cho rằng qua xét hỏi thêm không làm thay đổi bản chất vụ án, không có thêm nội dung gì mới, nên quyết định giữ nguyên quan điểm buộc tội, với hai án tử về tội Tham ô dành cho Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc. Về tội Cố ý làm trái, đề nghị HĐXX xem xét giảm một phần hình phạt và bồi thường cho nhóm bị cáo nguyên là cán bộ hải quan.
Nói lời sau cùng lần thứ hai tại phiên phúc thẩm, Dương Chí Dũng nhận trách nhiệm khi để xảy ra thất thoát tại Vinalines. “Đến giờ bị cáo chỉ trông chờ vào tâm từ đức độ của HĐXX, không để xảy tình trạng quýt làm cam chịu. Nếu chưa chứng minh được bị cáo vô tội (với hành vi Tham ô - PV) thì xin HĐXX cho bị cáo được sống. Nếu có tội, bị cáo chết cũng cam chịu nhưng oan mà chết thì không nói với ai được”, Dũng nói.
|